Những thói quen xấu khi lái xe là một trong những yếu tố gây mất an toàn giao thông, gây ảnh hưởng đến những người tham gia giao thông khác mà còn gây nguy hiểm cho chính bản thân bạn. Dưới đây là một số thói quen xấu phổ biến nhất, và những lưu ý khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đảm bảo an toàn nhất. Hãy cùng Deproject tìm hiểu những nguy hại tiềm ẩn của thói quen xấu này và từ bỏ ngay từ bây giờ.
Những thói quen xấu khi lái xe cần từ bỏ ngay
1. Khởi động và dừng xe đột ngột
Với những lái xe thích cảm giác mạnh, phấn khích thường thực hiện một cú đề-pa khiến xe bất ngờ lao lên phía trước. Hành động đột ngột này khiến xế yêu của bạn tốn nhiên liệu hơn rất nhiều so với việc đạp chân ga từ từ.
Hành động đột ngột này cũng cần thiết trong một vài tình huống nhưng sẽ ảnh hưởng xấu đến má phanh và đĩa. Vì vậy, bỏ ngay thói quen xấu khi lái xe này, nên nhấn chân ga và chân phanh nhẹ nhàng thật mượt và đều giúp đảm bảo xế yêu của bạn hoạt động tốt nhất.
2. Bỏ qua các cảnh báo
Việc bỏ qua các cảnh báo nhỏ như những tiếng động nhỏ, tiếng động không đều hoặc các tiếng động bất thường xuất hiện. Những âm thanh thường bị bạn bỏ qua, vì nghĩ rằng xe vẫn ổn, không gây ảnh hưởng gì. Nhưng chính những âm thanh này là những cảnh báo trước báo hiệu rằng xe đang gặp vấn đề. Vì vậy, khi nghe thấy những tiếng động này, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân ngay lập tức để có hướng giải quyết tốt nhất.
3. Không sử dụng phanh tay
Không chú ý sử dụng phanh tay sẽ gây áp lực cho bánh răng cóc, và một bánh răng có chốt kim loại nhỏ được kích hoạt khi đỗ xe. Nếu hành động này lặp lại thường xuyên, sẽ gây ảnh hưởng xấu như: bánh răng bị mòn hoặc thậm chí vỡ khiến cho số P trên cần số không dùng được. Vì vậy, để xe luôn “mượt” bạn tử bỏ thói quen xấu khi lái xe này, hãy thường xuyên sử dụng phanh tay.
4. Đặt tay lên cần số
Bạn đăt tay lên cần số thường xuyên? Bạn là người rất chủ động sang số, còn bình thường chẳng có lý do gì để chạm tay vào cần số. Việc bạn thường xuyên đặt tay lên cần số, sẽ vô tình tạo sức nặng lên các bộ phận truyền động, ảnh hưởng gây nên tổn hại bên trong. Vì vậy, bạn hãy tạo thói quen đặt cả hai tay vào vô-lăng và chỉ thỉnh thoảng dùng 1 tay để sang số.
5. Nhiên liệu trong bình
Mức nhiên liệu trong bình có ảnh hưởng đến hoạt động của xe? Đây có phải là thói quen xấu khi lái xe? Đôi khi vì giá nhiên liệu hơi cao, ít tiền, hay chỉ vì sơ ý nên bạn đổ tạm một chút nhiên liệu. Nhưng việc làm này đang sai lầm vì điều đó không giúp bạn tiệt kiêm hơn mà còn “gánh” chi phí hơn rất nhiều. Hiện nay, với công nghệ ngày càng phát triển, hệ thống bơm nhiên liệu hiện đại được làm mát bằng cách ngâm trong nhiên liệu, vì vậy khi bạn sơ ý để nhiên liệu trong bình ở mức thấp, bơm có thể bị quá nhiệt và hỏng nhanh hơn.
6. Giữ chân côn quá lâu
Trong trường hợp bạn đang dừng đèn đỏ với chiếc xe dùng hộp số sàn, bạn nhấn giữ chân côn để chuẩn bị nhả ra ngay khi đèn xanh bật lên. Hành động này có thể gây hại đến tấm áp lực, vòng bi côn và tay đòn. Sẽ tốt hơn nếu khi dừng xe, bạn bỏ chân khỏi côn và để cần số về “mo”, chỉ nhấn chân côn và vào số khi đèn bắt đầu chuyển màu xanh. Chỉ với hành động nhỏ, tưởng vô hai này, đôi khi khiến xế của bạn gặp rắc rối. Từ bỏ thói quen xấu khi lái xe này, giúp lái xe an toàn hơn!
7. Đạp phanh liên tục khi xuống dốc
Bạn là lái mới, bạn không vững, nắm chắc các nguyên tắc lái xe khi xuống dốc của mình? Lái xe xuống dốc có thể gây nên cảm giác sợ nên nhiều người thường đặt luôn chân lên phanh để sẵn sàng giảm tốc độ của xe ngay lập tức. Điều này có thể tạo áp lực và nhiệt lượng lớn đến hệ thống phanh, làm hỏng các bộ phận như má phanh và đĩa phanh. Do vậy, bạn nên chuyển sang số thấp hơn khi xuống dốc. Đây là kiểu hãm tốc độ xe bằng máy, giúp xe giảm tốc độ một cách tự nhiên.
Trên đây là những thói quen xấu khi lái xe có thể khó để bỏ, nhất là với những người lái xe thường xuyên. Bạn đã có kinh nghiệm lái xe hay không, bạn nên quan tâm đến xế yêu của mình để tránh phí phạm vào những lần sửa chữa không đáng có. Hãy tạo thói quen tốt để bảo vệ xế của bạn tốt nhất, tiết kiệm chi phí, bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông. Chúc bạn lái xe an toàn!