Say xe ô tô là hiện tượng dễ gặp phải ở bất kỳ đối tượng lứa tuổi nào. Để chống say xe ô tô hiệu quả, những ai gặp phải triệu chứng này cần nằm lòng Top 10 phương pháp đơn giản dưới đây.
Tuy không phải là một căn bệnh nghiêm trọng nhưng say xe ô tô là nỗi ác mộng lớn đối với những ai mắc phải triệu chứng dai dẳng này. Không chỉ khiến họ bất tiện trong việc di chuyển bằng tàu xe, say xe ô tô còn để lại hậu quả vô cùng mệt mỏi sau mỗi lần sử dụng phương tiện.
Những cơn nôn thốc nôn tháo thậm chí nôn ra dịch xanh dịch vàng, những cơn đau đầu kéo dài đến khó kiểm soát… là tình trạng mà “người bệnh” không thể thoát khỏi. Vậy để giải quyết các vấn đề trên, bạn cần ghi nhớ cho mình 10 biện pháp phòng chống say xe hữu hiệu sau.
1. Không nhịn đói khi đi tàu xe
Không nhịn đói trước khi đi tàu xe
Yếu tố đầu tiên để đảm bảo bạn có sức khỏe tốt khi di chuyển bằng phương tiện không mấy “hòa hợp” đó là không nhịn đói. Trước khi lên xe, bạn cần ăn uống đầy đủ, nhưng cũng không nên ăn quá no. Bởi vì, khi bụng đói rất dễ say xe nhưng khi có quá nhiều thức ăn trong dạ dày, cơ quan tiêu hóa phải làm việc vất vả cũng sẽ khiến cơ thế mệt hơn.
2. Dùng vỏ quýt chống say xe ô tô
Dùng vỏ quýt để chống say xe ô tô hiệu quả
Đây là cách chống say xe khá phổ biến do thực hiện đơn giản. Trước khi lên tàu xe khoảng 1 tiếng, bạn hãy lấy 1 quả quýt bóc vỏ. Sau đó, bạn dùng vỏ dùng đặt vào giữa 2 lỗ mùi để hương thơm của quýt lấn át hết tất cả các mùi khó chịu trên xe.
Lưu ý, khi vỏ quýt hết mùi, bạn hãy tiếp tục lấy tay bóp cho bắn ra những tinh dầu trong vỏ. Trong khi ngồi trên xe cũng có thể làm đi làm lại như vậy.
3. Dùng bánh mì chống say xe ô tô
Phương pháp thứ 2 được nhiều người áp dụng đó là ăn bánh mì trước khi lên xe. Loại thức ăn này khi đi vào cơ thể, tuyến tụy sẽ tiết ra trypsin. Men này sau đó trao đổi chất với axit amin trong bánh mì lại có tác dụng trấn tĩnh thần kinh.
Bánh mì là phương pháp đơn giản giúp giảm mệt mỏi khi đi tàu xe
Đặc biệt, dùng một mẩu bánh mỳ đặt vào bên trong khẩu trang cũng như ngay cạnh lỗ mũi cũng giúp giảm bớt mùi tàu xe. Từ đó sẽ làm giảm cảm giác say xe hiệu quả.
4. Dùng gừng tươi chống say xe ô tô
Nhờ vị cay, tính âm và công năng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy cùng với giải độc, gừng là bài thuốc tốt để chống lại cơn say xe ô tô. Chưa kể, gừng còn có tác dụng chống nôn ói. Do đó, những ai bị say xe nên ngậm lát gừng sống hoặc kẹo gừng để tăng cường tuần hoàn nào, bớt đau đầu chóng mặt.
Gừng tươi là bài thuốc quen thuộc của người say tàu xe
Cẩn thận hơn, bạn có thể dùng một khúc gừng tươi cỡ bằng ngón tay cái, gọt vỏ rồi rửa sạch, giã nát và hòa với một cốc nước ấm để uống. Biện pháp thực hiện trước khi khởi hành khoảng 30 phút.
Cuối cùng, một lát gừng tươi cầm trên tay hoặc đặt dưới lỗ mũi để hương vị bay vào mũi cũng mang đến công dụng tương tự. Ngoài ra, bạn có thể lấy một miếng gừng dán vào rốn và dùng băng bông dính giữ chặt.
5. Dùng lá trầu chống say xe ô tô
Mùi hương lá trầu có thể lấn át mùi xăng xe
Tương tự vỏ quýt, gừng tươi, rất nhiều người áp dụng cách sử dụng lá trầu để chống say xe ô tô. Theo đông y, lá trầu có khả năng làm ấm vùng rốn. Vì vậy, trước khi lên xe, bạn hãy ngắt 1 ít lá trầu cho vào túi. Khi ngồi trên xe, bạn lấy 1- 2 lá cầm tay và thi thoảng ngửi để làm át mùi xăng xe.
Cũng với bài thuốc đơn giản này, bạn có thể vo nát 3-4 lá trầu, sau đó đắp vào rốn. Dùng miếng vải xô và khăn mùi xoa lót. Tiếp đến dùng băng dính hoặc khăn buộc cho lá trầu nằm cố định ở vùng rốn để khiến bạn không mệt mỏi khi đi tàu xe.
6. Dùng miếng dán cổ tay và rốn
Bạn có thể tìm thấy miếng dán cổ tay và rốn chống say ô tô ở quầy bán thuốc. Những miếng dán này có chứa hạt nhựa nhỏ để tạo áp lực lên cổ tay, tự đó ngăn chặn triệu chứng say xe xảy ra.
Miếng dán cổ tay chống say xe
Cách để thực hiện phương pháp này là bạn hãy ấn nhẹ phần giữa 2 dây chằng khoảng 3 cm và lùi về phía cùi chỏ. Sau đó, bạn dùng thêm một miếng cao giảm đau khoặc dán cao Salonpas vào rốn để giữ ấm cho vùng bụng.
7. Tự bấm huyệt nội quan
Huyệt nội quan nằm ở bên khớp cổ tay, trên vân ngang cổ ray, thuộc khoảng giữa ngón tay và gân mu bàn tay. Bạn hãy ấn ngón tay cái vào huyệt này, theo như cách mà các bác sỹ đông y thường áp dụng.
8. Lựa chọn phương tiện có mùi hương phù hợp
Nước hoa trên ô tô có công dụng chống buồn nôn và say xe
Một số chủ sở hữu phương tiện biết cách lựa chọn các mùi hương nước hoa, tinh dầu để khoang nội thất trên xe có hương thơm dễ chịu. Trong đó, các mùi hương hoa quả hoặc có tính chất mát dịu, nhẹ nhàng là những trang bị phù hợp nhất không khiến bạn e ngại khi bước lên khoang cabin. Bên cạnh đó, hương thơm của cà phê, bạc hà, gỗ tuyết tùng cũng dễ dàng chiều lòng nhiều sở thích mùi khác nhau.
Vì vậy, bạn hãy tìm hiểu và lựa chọn phương tiện thích hợp nhất để di chuyển, tránh có phản ứng cơ thể mệt mỏi khi lên xe.
9. Lựa chọn vị trí ngồi
Đối với người say xe ô tô, bạn nên chọn hàng ghế có vị trí ngồi ở trước, bên cạnh tài xế. Đây là vị trí ngồi tốt nhất vì ở chỗ này, tín hiệu từ tai và mắt sẽ đồng bộ, giúp bạn đỡ say xe hơn khi ngồi ở phía sau.
Ngồi vị trí gần cửa kính để hít thở không khí thông thoáng bên ngoài
Bên cạnh đó, hãy chú ý không ngồi gần người say xe, nên ngồi gần cửa sổ mở để hít khí trời và cảm nhận không gian rộng thoáng bên ngoài. Nếu không may phải ngồi hàng ghế sau, bạn hãy cố gắng nói chuyện với mọi người nhiều hơn. Tuyệt đối đừng đọc sách và sử dụng điện thoại. Nếu có thể, đeo khẩu trang, đeo tai nghe nhạc và ngủ trong quãng đường đi của mình.
10. Nhìn ra xa
Kỹ năng về cách nhìn khi ngồi trên xe cũng rất quan trọng giúp bạn chống lại cơn say xe ô tô của mình. Hãy cố gắng phóng xa tầm mắt ra các điểm càng xa càng tốt.
Việc tập trung nhìn vào những vùng xa bên ngoài cửa sổ xe có thể giúp não xác định các tín hiệu chính xác rằng bạn đang di chuyển. Đồng thời, bạn hoàn toàn có thể làm chủ về những diễn biến xử lý giao thông tiếp theo.
Bạn nên ngồi thẳng, ổn định một vị trí ngồi, nhìn về phía trước và nhìn ra xa. Không nên ngồi ngược hướng xe hay tàu chạy. Đừng ngồi nghiêng lệch sang hai bên hay ngọ nguậy di chuyển quá nhiều sẽ gây chóng mặt và bạn dễ say xe hơn.
Có thể bạn quan tâm:
- Lưu ý quan trọng khi sử dụng nước hoa ô tô
- Nước hoa ô tô nào tốt nhất hiện nay?
- Cách khử mùi xe ô tô mới