Vào một ngày đẹp trời, đột nhiên chiếc ô tô chết máy giữa đường. Bạn đã có kinh nghiệm để xác định nguyên nhân và xử lý tình huống này?
Ô tô chết máy giữa đường là tình huống không mong muốn xảy ra đối với nhiều tài xế. Dù có rất nhiều yếu tố khách quan, nhưng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng này xuất phát từ quá trình chăm sóc xe hơi của mỗi chủ xe.
Dưới đây là tổng hợp các nguyên nhân thường gặp nhất cùng dấu hiệu và cách xử lý khi ô tô bất ngờ chết máy:
1. Ô tô chết máy vì hỏng hệ thống điện
Nguyên nhân:
Xe chết máy có thể là do các bộ phận thuộc hệ thống đánh lửa bị hỏng như: bugi, mô-bin, dây cao áp hoặc hệ thống cung cấp nguồn. Thông thường, qua thời gian sử dụng lâu dài mà không được thay mới sẽ khiến các bộ phận này hư hỏng. Đối với xe có tiền sử ngập nước cũng gặp phải tình trạng tương tự.
Dấu hiệu:
Bơm nhiên liệu và kim phun không còn hoạt động. Mất tín hiệu hộp điều khiển hoặc có thể nổi đèn báo lỗi động cơ. Đồng thời, những trường hợp động cơ ô tô chết đột ngột mà không có dấu hiệu nào báo trước cũng là biểu hiện của hỏng hệ thống điện trên xe.
Cách khắc phục:
Cách xử lý hậu quả duy nhất là thay mới các chi tiết bị hỏng thuộc hệ thống điện. Bởi chúng không thể sửa chữa. Ngoài ra, người dùng cần ngăn ngừa trước tình huống ô tô chết máy giữa đường bằng cách bảo dưỡng xe định kỳ, không để xe ngập nước.
2. Ô tô chết máy vì hỏng hệ thống làm mát
Nguyên nhân:
Trong số các “thủ phạm” gây nên chết máy ô tô bất ngờ thì hỏng hệ thống làm mát là phổ biến nhất. Sự cố này xuất phát từ việc nước làm mát bị rò rỉ, dẫn đến thiếu nước làm mát. Hoặc cũng có thể, quạt làm mát không hoạt động làm nóng động cơ vận hành ô tô.
Dấu hiệu:
Lái xe có thể “chẩn bệnh” chính xác khi thấy đồng hồ đo nhiệt độ nước làm mát vượt lên mức nhiệt an toàn. Cùng với đó, động cơ chạy ì ạch hơn và nghe thấy tiếng gõ là dấu hiệu của hiện tượng kích nổ.
Cách khắc phục:
Nếu không nhanh chóng sửa chữa hệ thống làm mát khiến xe chết máy; mặt máy có thể sẽ bị bó, vênh, thổi zoăng quy lát. Thậm chí, động cơ xe của bạn có nguy cơ bị hỏng hoàn toàn.
Vì vậy, ngay từ khi phát hiện dấu hiệu hư hỏng ở hệ thống làm mát, bạn hay dừng đỗ xe vào vị trí an toàn. Sau đó mở capo lên để kiểm tra. Nếu nước là mát vẫn còn nhưng bị sôi, hãy tắt hệ thống điều hòa và vẫn để máy chạy không tải. Thao tác này giúp nước được bơm tuần hoàn sẽ nguội nhanh hơn.
Ngược lại, nếu nước là mát đã cạn, hãy ngay lập tức tắt máy.
3. Ô tô chết vì bị cạn hoặc cháy dầu bôi trơn
Nguyên nhân:
Chủ xe mua phải dầu bôi trơn loại thải, kém chất lượng dẫn đến đọng cặn dầu, cặn bùn bên trong động cơ. Một số trường hợp khác là do rò rỉ dẫn đến cạn dầu.
Dấu hiệu:
Dầu bôi trơn giúp xe vận hành trơn tru và hoàn hảo. Khi dầu bôi trơn cạn, xe sẽ di chuyển chậm chạp và động cơ kêu to. Hoặc nếu bạn thường xuyên để ý, bạn sẽ phát hiện thấy đèn cảnh báo áp suất dầu cơ hiển thị trên đồng hồ. Bạn cũng có thể kiểm tra ngay tại khu vực đỗ xe xem dầu có bị chảy ra không.
Cách khắc phục:
Cách xử lý khá đơn giản. Chủ xe chỉ cần mua đúng loại dầu đạt chất lượng và thay mới tại nhà. Hãy nhớ đổ đúng liều lượng và chọn loại dầu phù hợp với dòng xe của bạn.
4. Ô tô chết máy vì bị tắc kim phun
Nguyên nhân:
Sự tích tụ lâu ngày của các cặn bẩn từ trong nhiên liệu bám vào các lỗ kim phun và bộ lọc sẽ là lý do chính. Bên cạnh đó, việc sử dụng xăng bị dính dầu hoặc pha trộn nhiều tạp chất cũng khiến kim phun bị tắc.
Dấu hiệu:
Kim phun tắc, luồng nhiên liệu phun không ổn định dẫn đến máy xe chạy yếu hơn. Ngoài ra, xe có thể có hiện tượng rung giật và chết máy khi tăng ga.
Cách khắc phục:
Người dùng cần thường xuyên vệ sinh, bảo dưỡng xe đúng định kỳ. Đối với kim phun, bạn có thể tháo kim phun xăng ra bằng các dụng cụ chuyên biệt. Sau đó nhỏ dung dịch tẩy rửa chuyên nghiệp vào thẳng bình xăng ô tô. Dung dịch theo ống dẫn, đi dần về phía kim phun và làm sạch, cũng như trung hòa cacbon, kim loại tồn đọng. Vệ sinh sạch sẽ cho kim phun.
5. Ô tô chết máy vì hỏng bơm nhiên liệu
Nguyên nhân:
Trên thực tế, bơm nhiên liệu rất hiếm khi bị hỏng do bộ phận này hiện nay đều được bôi trơn và làm mát bằng chính nhiên liệu trong bình. Tuy nhiên, nếu lái xe nhiều lần để xe cạn nhiên liệu có thể khiến xe bị chết đột ngột. Nghiệm trọng hơn, máy sẽ chết hẳn do nguyên liệu đã quá cạn.
Dấu hiệu:
Bơm được đặt trong bình nhiên liệu nên chủ xe rất khó phát hiện được sự cố. Dù vậy, nếu chú ý, khi bơm nóng và sắp chết, tiếng ồn sẽ phát ra lớn hơn.
Cách khắc phục:
Nếu xăng cạn, xe sẽ dừng hẳn và không thể chạy được nữa. Nhưng nếu trong khi kiệt dầu, bạn vẫn cố chạy thêm thì máy sẽ nóng ran lên. Nếu duy trì như vậy trong thời gian dài, bơm nhiên liệu sẽ chết và không thể phục hồi lại. Lúc này bạn chỉ có thể mất chi phí để thay mới hoàn toàn.
6. Ô tô chết máy vì cảm biến oxy bị hỏng
Nguyên nhân:
Nếu các nguyên nhân trên không phải là lý do khiến chiếc ô tô chết máy giữa đường thì tác nhân có thể là hỏng cảm biến oxy. Sự cố này xuất phát từ 2 hiện tượng. Thứ nhất, do về mặt tiếp xúc của cảm biến oxy với khí xả bị tắc. Thứ hai, do lớp bạch kim – chất liệu chế tạo cảm biến bị lão hóa. Hậu quả, việc đo lường lượng oxy có trong khí phát xả không còn chính xác.
Dấu hiệu:
Cảm biến oxy chết sẽ khiến xe khó nổ, nhiên liệu hao nhanh bất thường và thường xuyên bị tắt máy. Khi đó, chế độ đèn check engine sẽ báo sáng để nhắc nhở tới chủ xe.
Cách khắc phục:
Nếu thấy đèn check engine báo sáng thì chủ xe hãy đem xe đến các gara ô tô để kiểm tra. Đồng thời, hãy thay mới nếu trang bị không thể phục hồi.
Có thể bạn quan tâm:
- Top 10 cách chống say xe ô tô hiệu quả nhất
- 5 Mẹo lái xe an toàn được tích lũy từ thực tế
- Chăm sóc ô tô đúng cách tại nhà cần lưu ý những gì khi bảo dưỡng?