Khử mùi điều hòa ô tô là một trong những trăn trở thường thấy của các chủ xe. Để khử mùi điều hòa ô tô triệt để, bạn có thể áp dụng các cách hữu hiệu dưới đây.
Nguyên nhân cửa gió điều hòa ô tô có mùi hôi
Trong quá trình sử dụng dù ngắn hay dài, bạn đều có thể gặp phải mùi hôi khó chịu khi bật điều hòa trên ô tô. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ hiện tượng cửa gió xe dính nhiều bụi bẩn và nấm mốc. Cụ thể hơn, chính là do bạn đã không thường xuyên vệ sinh hệ thống điều hòa.
Trên thực tế, khi trang bị này hoạt động, các tạp chất có trong không khí như bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc và các loại mùi hương… sẽ dễ dàng đi vào khoang cabin. Sau đó, một phần không nhỏ các tạp chất sẽ bám lại trên bề mặt tản nhiệt của dàn lạnh và ống dẫn gió. Theo thời gian, lượng cặn bẩn tích tụ ngày càng nhiều. Kết hợp với điều kiện ẩm ướt và thiếu ánh sáng, nấm mốc cùng vi khuẩn nhanh chóng sinh sôi phát triển.
Đến giai đoạn phân hủy các chất hữu cơ được tích tụ trong hệ thống, nhóm vi khuẩn này gây nên mùi hôi rất chua và khó chịu. Không chỉ ảnh hưởng đến không gian trong nội thất, điều này còn gây hại tới sức khỏe của hành khách ngồi trên xe.
Tác hại khi điều hòa ô tô có mùi hôi
Cụ thể hơn, khi điều hòa có mùi hôi, tinh thần của người ngồi trên xe sẽ mất đi sự thư thái, thoải mái. Đối với những hành trình dài, điều này càng trở thành nỗi ám ảnh.
Chưa kể; chúng còn có thể gây ra những phản ứng tức thì như: đau đầu, buồn nôn, khó thở, hành khách say xe, tài xế mất tập trung… Sự tiếp xúc lâu dài với nhóm vi khuẩn, nấm mốc này có khả năng dẫn đến các bệnh về đường hô hấp, thậm chí ung thư.
Những hậu quả trên cho thấy tầm quan trọng của việc làm sạch và khử mùi điều hòa ô tô triệt để.
Phương pháp khử mùi điều hòa ô tô
1. Loại bỏ mùi trong hệ thống điều hòa
Bước 1: Làm sạch và diệt nấm mốc bằng các sản phẩm chuyên dụng. Nước hoa hoặc thuốc xịt khử mùi điều hòa ô tô có thể là lựa chọn tốt nhất trong trường hợp xe có mùi hôi nghiêm trọng. Đồng thời, biện pháp này có thể sử dụng đều đặn hàng ngày và khả năng lưu hương tốt. Đây là cách giải quyết hữu hiệu và tiết kiệm thời gian nhất.
Bước 2: Hoặc bạn có thể tự chế cho mình một dung dịch khử mùi từ hỗn hợp giấm trắng pha với nước. Chia giấm trắng và nước theo tỉ lệ 1:3 sau đó cho vào bình xịt. Công dụng của giấm là chống mốc, tuy nhiên cũng chóng bay mùi. Do đó, cách này đơn giản và có hiệu quả tạm thời. Hãy bổ sung vào hỗn hợp một nửa quả chanh để tác dụng khử mùi điều hòa ô tô kéo dài hơn.
Bước 3: Tắt toàn bộ hệ thống điện trên xe, không để xe nổ máy.
Bước 4: Khử trùng các lỗ thông hơi trên xe. Bao gồm: lỗ tông hơi trên bảng điều khiển, dải lỗ thông gió dưới kính xe, lỗi thông gió ở hàng ghế sau, dưới chân. Trong quá trình khử trùng, bạn đừng quên đóng kín cửa xe. Điều này nhằm để dung dịch có thể đưa vào sâu bên trong hệ thống thông gió.
Bước 5: Bật hệ thống điều hòa không khí và quạt ở mức tối đa. Nhờ thao tác này, không khí luân chuyển và chất khử mùi có thể tiếp xúc vào hệ thống điều hòa. Cùng với đó là giúp tiêu diệt vi khuẩn cùng nấm mốc tận gốc.
Bước 6: Giữ hệ thống điều hòa vận hành. Xác định vị trí của hốc lấy gió, bật chế độ lấy gió trong và phun một lượng lớn chất khử trùng vào trong để vệ sinh cẩn thận.
Hốc lấy gió thường nằm ở bên trái ghế lái, gần bảng điều khiển hoặc ở cốp xe. Bạn có thể tìm bộ phận này bằng sách hướng dẫn sử dụng xe. Sau đó, bấm vào nút nhỏ với mũi tên quay đầu nằm bên trong hình tượng của xe để kích hoạt chế độ lấy gió trong.
Bước 7: Chuyển chế độ điều hòa từ làm mát sang chỉ sử dụng quạt để không khí lưu thông được nhiều hơn. Đồng thời, ngăn chặn độ ẩm trong khoang xe tăng lên.
Bước 8: Nếu vấn đề mùi hôi trên xe nghiêm trọng hơn, hãy thực hiện bước 8. Mở nắp capo, thay thế bộ lọc của khoang lái. Sau đó phun dung dịch khử trùng xuống tất cả các đường nạp. Nếu phát hiện thấy mùi khó chịu đến từ chiếc xe và không có cách nào ngăn chặn chúng, hãy nâng mui xe lên (theo sách hướng dẫn). Tiếp đó, bạn sẽ thấy hệ thống AC nằm ngay dưới kính chắn gió, dưới nắp nhựa và bộ lọc. Hãy tháo bộ lọc, vệ sinh và thay thế khi cần thiết. Đồng thời, đừng quên xịt khử tùng toàn bộ máy móc nhằm tiêu diệt nấm mốc còn bám lại.
Bước 9: Đóng nắp capo, khởi động hệ thống máy, chạy xe và mở cửa sổ. Tắt hệ thống điều hòa và quạt hoàn toàn trong 5 phút. Bước này nhằm khử mùi điều hòa ô tô hoàn toàn và ngăn chặn nấm mốc phát triển trở lại.
Bước 10: Nếu mùi hôi vẫn không biến mất, hãy nhanh chóng mang xe đến đại lý để xử lý vấn đề tận gốc.
2. Ngăn chặn phát sinh mùi hôi từ điều hòa ô tô
Bước 1: Tắt AC trong khoảng 4-5 phút trước khi dừng xe. Mục đích nhằm giúp thiết bị có thời gian bay hơi để làm khô độ ẩm dư thừa, không còn điều kiện cho nấm mốc sinh sôi.
Bước 2: Bật quạt chạy ở công suất lớn nhất khi tắt máy. Khi điều hòa đã tắt, luồng gió mạnh từ quạt giúp thổi bay hơi ẩm, ngăn ngừa nấm mốc bén rễ.
Bước 3: Tiếp tục bật quạt chạy hết công suất và mở toàn bộ cửa xe. Thực hiện bước này 1 lần/năm vào mùa thời tiết khô nóng. Bạn cần biết rằng, độ ẩm sinh ra từ điều hòa là tác nhân chính tạo ra môi trường phát triển cho nấm mốc. Luồng không khí nóng mà quạt lấy từ động cơ đang hoạt động đóng vai trò tiêu diệt nhóm nấm mốc còn sót lại trong hệ thống điều hòa.
Bước 4: Vệ sinh xe theo định kỳ 3-6 tháng một lần. Đặc biệt, nếu bạn sống ở môi trường ẩm ướt, sử dụng điều hòa càng nhiều thì khả năng hệ thống bám vi khuẩn rất cao. Cần chú ý làm sạch đều đặn.
Tóm lại, để khử mùi điều hòa ô tô, hãy ngồi trong xe và tắt hệ thống điều hòa. Phun dung dịch khử trùng vào tất cả lỗ thông hơi. Hoàn thành thao tác này, hãy khởi độn xe và điều hòa ở công suất tối đa. Khi xe đang chạy, hãy phun chất khử trùng vào lỗ thông khí để tái lưu thông và làm sạch lại lần nữa. Sau đó, chuyển từ chế độ là mát sang chỉ dùng quạt để ngăn không cho hơi ẩm vào. Để xe vận hành trong khoảng 5 phút.
Có thể bạn quan tâm:
- 7 thói quen xấu khi lái xe cần từ bỏ ngay từ bây giờ!
- Chăm sóc ô tô đúng cách tại nhà cần lưu ý những gì khi bảo dưỡng?
- Sản phẩm nước hoa ô tô tốt nhất hiện nay